• Tiếng Việt
  • English
  • Tầm quan trọng của Switch là gì? Lợi ích bộ chuyển mạch Switch

    Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến thiết bị mạng, ví dụ như thiết bị Router, Hub và đặc biệt là bộ chuyển mạch Switch vì được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng đều là những bộ chuyển mạch và xuất hiện hầu hết trong hạ tầng mạng của tổ chức hay một doanh nghiệp nào. Để đơn giản hơn thì chúng ta chỉ cần quan tâm Tầm quan trọng của bộ chuyển mạch Switch là gì?  Lợi ích bộ chuyển mạch Switch. Bài viết dưới đây, D2T sẽ giải đáp hết thắc mắc của bạn

    Vai trò của Switch

    • Bộ chuyển mạch Switch cho phép các máy chủ hoạt động ở chế độ song song công (đọc-ghi, nghe-nói) cùng một lúc.

    • Bộ chuyển mạch Switch chỉ đơn giản là tạo ra một mạch ảo giữa hai cổng mà không ảnh hưởng đến lưu lượng trên các cổng khác.

    • Bộ chuyển mạch Switch quyết định có chuyển tiếp các frame dựa trên địa chỉ MAC hay không, nên nó được phân loại là thiết bị Lớp 2. Mạng LAN có thể hoạt động hiệu quả hơn vì bộ chuyển mạch có khả năng chọn đường dẫn để chuyển tiếp Frame. Hơn nữa, tỷ lệ lỗi của frame  có thể được giảm bớt.

    • Nếu tìm hiểu về vai trò của bộ chuyển mạch Switch chẳn hẳn bạn sẽ thấy các thiết bị được kết nối gián tiếp thông qua các Port của thiết bị mạng Switch. Địa chỉ MAC nguồn trong Frame mà nó nhận được cho Switch biết máy chủ nào được kết nối với cổng của nó. Không cần chia sẻ băng thông. Lượng băng thông được truyền đi được xác định bởi các Switch. Do đó, lưu lượng truyền tải có thể bị hạn chế.

    • Thiết bị chuyển mạch hoạt động như một bộ điều khiển, cho phép các thiết bị nối mạng “trò chuyện” với nhau một cách hiệu quả, hỗ trợ phân bổ tài nguyên, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.

    bộ chuyển mạch Switch mạng 5 cổng 100M HIKVISION DS-3E0105D-E giá rẻ

    Tầm quan trọng của thiết bị chuyển mạch

    Hiểu được tầm quan trọng của bộ chuyển mạch Switch sẽ giúp bạn hiểu tại sao thiết bị chuyển mạch lại quan trọng và cần thiết trong một cơ sở mạng. Mạng LAN hoạt động đáng tin cậy và hiệu suất cao vì bộ chuyển mạch có thể xác định máy được kết nối với nó bằng cách đọc địa chỉ MAC nguồn trong Frame nó nhận được mà không can thiệp vào các kết nối khác.

    Hub là một thiết bị tương tự như một bộ chuyển mạch Switch. cả hai đều là công tắc có chức năng tương tự. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhiều máy tính và thiết bị trong cùng một mạng. Thay vì thiết lập một mạng ảo để kết nối hai thiết bị, Hub chia sẻ băng thông trên cùng một đường truyền. 

    Khi hai máy trạm có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ tiêu tốn một lượng băng thông đáng kể và làm giảm hoạt động của các thiết bị được kết nối với Hub. Sau khi tải dữ liệu lên, bạn có thể thấy Switch thông minh và tối ưu hơn Hub nhờ khả năng tạo đường truyền ảo để tách biệt hai thiết bị.

    Chức năng của bộ chuyển mạch 

    Để biết được những chức năng của bộ chuyển mạch Switch, bạn hãy đọc phần dưới đây nhé:

    • Trong mô hình OSI, thiết bị hoạt động ở Layer 2 (Data link).

    • Là một thiết bị mạng thông minh có thể hoạt động như một cầu nối mạng đa cổng.

    • Các gói dữ liệu được gửi đến các cổng đích bằng địa chỉ MAC.

    • Để nhận và chuyển tiếp các gói dữ liệu từ thiết bị nguồn đến thiết bị đích, nó sử dụng Packet Switching.

    • Giao tiếp Multicast (many-to-many), Unicast (one-to-one) và Broadcast (one-to-all) đều được hỗ trợ.

    • Một trong những chức năng nổi bật của Switch là gì? Đó là chế độ truyền Full Duplex: Truyền thông trong kênh xảy ra đồng thời theo cả hai hướng mà không có xung đột.

    • Nó có phần mềm mạng và khả năng quản lý mạng.

    • Trước khi chuyển tiếp dữ liệu đến cổng đích, nó có thể kiểm tra lỗi.

    • Một số lượng Port các cổng có thể lên đến 24/48.

    Các loại Switch phổ biến nhất

    Unmanaged Switch

    Thiết lập của nó khá đơn giản, bạn chỉ cần kết nối với mạng là nó sẽ bắt đầu hoạt động. Khi cần nhiều thiết bị và Switch hơn, bạn chỉ cần cắm chúng vào. Bởi vì chúng không cần được định cấu hình hoặc theo dõi nên chúng được gọi là Unmanaged Switch.

    Managed Switch

    Đây là một thiết bị chuyển mạch tương đối đắt tiền thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức lớn hơn với hệ thống mạng phức tạp hơn. Chúng có khả năng tùy chỉnh thêm các chức năng của một Switch cơ bản. Chất lượng của hệ thống với bảo mật cao hơn, kiểm soát chính xác hơn và quản lý mạng hoàn chỉnh có thể là một tính năng được bổ sung. Mặc dù có giá thành cao nhưng do khả năng mở rộng và tính linh hoạt, chúng vẫn được sử dụng trong các tổ chức đang phát triển. Các thiết bị chuyển mạch được định cấu hình bằng Giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP), tuỳ vào nhu cầu của người dùng thì có thể xem xét để chọn Managed Switch.

    LAN Switch

     LAN hay còn được biết đến (Local Area Network) kết nối các thiết bị trong cùng một mạng LAN. Bộ chuyển mạch Ethernet và thiết bị mạng Switch dữ liệu là những tên gọi khác của chúng. Sự phân loại này hỗ trợ trong việc giảm tắc nghẽn mạng bằng cách phân phối băng thông để các gói dữ liệu không bị chồng chéo lên nhau.

    PoE Switch

    Các Ethernet Gigabit PoE sử dụng Power over Ethernet (PoE) Switches. Công nghệ PoE truyền cả dữ liệu và tải nguồn điện qua cùng một Cable. Do đó, các thiết bị kết nối với nó có thể nhận cả nguồn điện và dữ liệu qua đường truyền. Thiết bị chuyển mạch PoE linh hoạt hơn và sử dụng đơn giản hơn so với kết nối cáp.

    Lợi ích của thiết bị chuyển mạch 

    Switch giúp cho các hoạt động diễn ra một cách song công (có thể đọc – ghi, nghe – nói) cùng lúc trên cùng một thiết bị. Ưu việt hơn khi không phải chia sẻ băng thông giống như các thiết bị tương tự khác, không ảnh hưởng đến kênh truyền khác cũng như không bị ảnh hưởng bởi chúng. Hơn nữa với cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame nên sẽ giảm tỉ lệ lỗi trong frame, các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).

    Switch hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2 hay còn gọi là Switch Layer 2 trong mô hình tham chiếu OSI (mô hình lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng). Nó có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở mức ngưỡng nào đó. Một Switch Layer 2 đi kèm với các loại giao diện khác nhau như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… Tất nhiên là nó cũng hỗ trợ giao tiếp Full-duplex trên mỗi cổng của nó.

    Không chỉ có thế, mỗi Switch đều tạo điều kiện để mở rộng mạng và kết nối với phần còn lại của mạng thông qua các cổng Uplink tốc độ cao, ở đây có thể kết nối với các thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 khác hay các Switch Layer 3 định tuyến. Tóm lại, một Switch hoạt động như một bộ điều khiển trung tâm, cho phép tất cả các thiết bị kết nối đến nó giao tiếp hiệu quả. Thông qua việc chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn lực giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên và tiết kiệm tiền bạc cho doanh nghiệp.

    Thương hiệu nổi tiếng về bộ truyền mạch - SWITCH HIKVISION

    • 16 cổng 10/100/1000 Mbps tự tương thích.

    • Cổng uplink: Cổng 15, 16.

    • Băng thông Backplane: 32 Gbps.

    • Bảng địa chỉ MAC: 8K.

    • Chống set: 6KV mỗi cổng.

    • Chuẩn tương thích: IEEE802.3, IEEE802.3u, IEEE802.3X, IEEE802.3ab Ethernet.

    • Hỗ trợ đèn LED để dễ dàng theo dõi tốc độ liên kết, hoạt động của switch.

    • Chất liệu: Vỏ kim loại.

    • Nhiệt độ hoạt động: 0°C - 40°C.

    • Kích thước: 440 × 178.8 × 44 mm.

    HIKVISION DS-3E0516-E(B)

    Vậy với bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ “Switch là gì?” và những lợi ích vô cùng lớn của Switch. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích. Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu chưa hiểu bất kỳ chỗ nào nhé!