• Tiếng Việt
  • English
  • Phân biệt giữa bộ chuyển mạch Switch và bộ định tuyến Router

    Switch và router trông rất giống nhau nếu chỉ nhìn qua vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, mỗi loại này lại đóng vai trò và thực hiện các mục đích khác nhau trong một mạng. Vậy điểm khác biệt chính giữa switch và router là gì? Cách thức hoạt động của chúng trong một mạng như thế nào? Hãy cùng giải quyết những vấn đề này trong bài viết sau nhé.

    Định nghĩa về router và switch

    Chúng ta sẽ bắt tay vào định nghĩa từng thiết bị mạng và vai trò của chúng trong một mạng.

    Router là gì?

    Router lấy thông tin từ modem và định tuyến nó đến các thiết bị được gắn vào modem, sau đó router sẽ tạo địa chỉ IP riêng bên trong được sử dụng kỹ thuật NAT đến các thiết bị được kết nối để chúng có thể truy cập được. Các thiết bị như máy tính, bộ điều khiển game, v.v… có thể được kết nối không dây hoặc bằng cáp mạng với router. Một số tính năng nâng cao của router gồm tường lửa tích hợp để bảo vệ mạng khỏi lưu lượng không mong muốn.

    ER605 

    Switch mạng là gì?

    Trong mô hình mạng OSI, Switch chủ yếu hoạt động ở tầng số 2 (Data Link layer) và là một thiết bị quan trọng dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình ngôi sao (Star). Switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây trong một hệ thống mạng. Có thể ví Switch như người kiểm duyệt và phân phối tin tức trong hệ thống mạng với 2 đặc điểm sau:

    • Kiểm duyệt dữ liệu: Switch dựa trên địa chỉ MAC của các thiết bị. Khi dữ liệu được gửi đi sẽ đính kèm địa chỉ MAC của thiết bị đích giống như việc gắn địa chỉ trên bưu kiện giao hàng vậy. Switch chỉ chuyển tiếp dữ liệu đến đích (cổng ra) dựa trên thông tin địa chỉ đã biết, từ chối chuyển tiếp dữ liệu không hợp lệ.
    • Phân phối dữ liệu: Switch phân phối dữ liệu từ một nguồn đến nhiều đích khác nhau dựa trên bảng địa chỉ MAC. Theo đó, switch biết được thiết bị nào đang được với cổng số mấy để định tuyến dữ liệu đến cổng ra chính xác và đảm bảo rằng thông tin chỉ được gửi đến thiết bị đích thích hợp. Điều này cũng tránh gây xung đột dữ liệu mạng và truyền dữ liệu một cách nhanh hơn và chính xác hơn.

    Ngoài ra Switch còn có thể hoạt động ở tầng 3 của mô hình OSI, tại tầng này bộ chuyển mạch có thêm tính năng định tuyến giống như một Router. Lúc này Switch được sử dụng để định luồng lưu lượng giữa các mạng con trong một mạng phức tạp hơn.

    SWITCH POE-DS-3E0526P-E/M

    Một số ứng dụng của switch bao gồm:

    • Switch giúp quản lý luồng dữ liệu trên toàn mạng.
    • Mạng LAN có kích thước trung bình đến lớn chứa một số managed switch được liên kết.
    • Switch được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng SOHO (Small Office/Home Office). SOHO chủ yếu sử dụng một switch duy nhất để truy cập các dịch vụ băng thông rộng khác nhau.
    • Switch được sử dụng trong một mạng máy tính để kết nối các thiết bị với nhau theo cách vật lý.
    • Switch có thể truyền dữ liệu đến bất kỳ thiết bị nào khác, sử dụng chế độ bán song công hoặc chế độ song công toàn phần.

    Ưu điểm

    • Giúp giảm số lượng broadcast domain.
    • Hỗ trợ VLAN có thể giúp phân đoạn logic các cổng
    • Switch có thể sử dụng bảng CAM (Content Addressable Memory) để ánh xạ cổng đến MAC

    Nhược điểm

    • Không làm tốt như router trong việc giới hạn broadcast
    • Giao tiếp giữa các VLAN yêu cầu sử dụng phương pháp inter-VLAN routing, nhưng ngày nay, có rất nhiều switch đa lớp có sẵn trên thị trường.
    • Xử lý các multicast packet đòi hỏi khá nhiều cấu hình và thiết kế phù hợp.

    Sự giống, khác nhau giữa Switch và Router

    Phân biệt switch, modem và router

    Điểm giống nhau:

    • Switch, router đều là những thiết bị điện hình hộp nhỏ bằng nhựa hoặc kim loại.
    • Chúng đều cho phép máy tính kết nối với nó để có thể liên lạc với nhau thông qua Internet Protocol.
    • Các thiết bị này đều có một số cổng vật lý ở phía trước hoặc phía sau, cung cấp điểm kết nối cho máy tính, kết nối với nguồn điện và đèn LED hiển thị tình trạng hoạt động.

    Điểm khác nhau:

    Như đã đề cập ở trên, router hoạt động ở lớp 3 của mô hình OSI, do đó nó cho phép kết nối nhiều máy tính với nhau và cho phép chúng chia sẻ một kết nối Internet. Tuy nhiên, switch hoạt động trên lớp 2 của mô hình OSI (cũng có một số switch lớp 3 có khả năng định tuyến), kết nối tạm một điểm này với một điểm khác trên một mạng bằng cách bật, tắt nó khi cần thiết. Lưu ý, switch chỉ cho phép bạn kết nối nhiều máy tính trong mạng cục bộ. Bảng dưới đây tóm tắt một số điểm khác nhau giữa router và switch.

    Điểm khác nhau

    Switch

    Router

    Chức năng

    Cho phép kết nối với nhiều thiết bị, quản lý cổng, cài đặt bảo mật VLAN Chuyển dữ liệu trong một mạng. Truyền dữ liệu giữa các máy tính gia đình, và giữa máy tính và modem.

    Lớp

    Data Link Layer. Các switch mạng hoạt động ở Layer 2 của model OSI Network Layer (Thiết bị lớp 3)

    Hình thức truyền dữ liệu

    Khung (Switch lớp 2) Khung và gói (Switch lớp 3) Gói

    Được sử dụng trên

    LAN LAN, MAN, WAN

    Chế độ truyền

    Song công toàn phần/bán song công (half duplex) Song công toàn phần (Full duplex)

    Miền quảng bá (Broadcast Domain)

    Switch có một miền quảng bá (trừ khi triển khai VLAN) Trong router, mỗi cổng có miền quảng bá riêng

    Tốc độ

    10/100 Mbps, 1 Gbps 1-100 Mbps (Không dây); 100 Mbps - 1 Gbps (Có dây)

    Địa chỉ được sử dụng cho truyền dữ liệu

    Địa chỉ Mac Địa chỉ IP

    Được sử dụng cho

    Kết nối một hoặc nhiều node trong cùng một mạng (L2) hoặc mạng khác (L3) Kết nối một hoặc nhiều mạng

    So sánh tốc độ

    Trong môi trường LA, switch L3 nhanh hơn router (phần cứng chuyển mạch tích hợp) Trong môi trường mạng khác (MAN/WAN), router nhanh hơn switch L3

     

    Hi vọng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc có được những thông tin cơ bản về thiết bị chuyển mạch. Nếu như bạn có thêm thắc mắc thêm về chúng vui lòng liên hệ: Hotline: 0964388863