• Tiếng Việt
  • English
  • DRAM là gì? Tổng hợp kiến thức bạn nên biết về DRAM

    DRAM là gì? Điều gì khiến DRAM trở thành một phần quan trọng trong kỷ nguyên số? Ưu điểm và hạn chế của DRAM là gì? Trong bài viết dưới đây, D2T sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DRAM cũng như những thông tin xoay quanh loại RAM này.

    DRAM là gì? 

    DRAM (Dynamic Random Access Memory, tạm dịch: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động) là một loại bộ nhớ chính (RAM). Loại bộ nhớ này được sử dụng phổ biến trong máy tính và các thiết bị điện tử. DRAM được thiết kế để lưu trữ dữ liệu tạm thời, cung cấp khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng cho bộ xử lý của máy tính.

    Transcend JetMemory 32 GB DDR3-1600 ECC Registered DIMM 4Rx4 TS32GJMA334P  (Mac Compatible) 32 DDR3 1600 (PC3 12800) DDR3 1600 TS32GJMA334P :  Amazon.ca: Electronics

    Một số loại DRAM phổ biến 

    1. SDRAM

    SDRAM là một DRAM chạy đồng bộ với tín hiệu đồng hồ hệ máy tính. Tính năng này cho phép SDRAM đạt tốc độ truy cập dữ liệu cao hơn so với các phiên bản trước của DRAM như FPM RAM. SDRAM giúp tăng cường hiệu suất của máy tính, được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân và máy chủ. 

    2. DDR SDRAM

    DDR SDRAM là một phiên bản nâng cấp từ SDRAM. Phiên bản này sử dụng cách truyền dữ liệu hai lần trong mỗi chu kì đồng hồ. Nghĩa là DDR sẽ có tốc độ truy cập dữ liệu gấp đôi so với SDRAM cùng tốc độ đồng hồ. DDR SDRAM có các phiên bản như DDR2, DDR3 và DDR4, mỗi phiên bản cải thiện tốc độ và hiệu suất so với các thế hệ trước.

    3. ECC DRAM

    ECC DRAM là một dạng đặc biệt của DRAM được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu tính ổn định, bảo mật cao như máy chủ và các máy tính dùng cho mục tiêu krit. Loại DRAM này có khả năng phát hiện và sửa lỗi dữ liệu, giúp ngăn chặn lỗi dữ liệu ngẫu nhiên có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ, truy cập dữ liệu.

    4.  DDR2. DDR3, DDR4

    Các thế hệ DDR2, DDR3 và DDR4 là loại DRAM cấp tiến từ DDR SDRAM. Mỗi thế hệ này có tốc độ và hiệu suất cao hơn so với thế hệ trước. DDR4, ví dụ, cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với DDR3. Các thế hệ DDR mới sở hữu cổng giao tiếp và cải tiến trong kiến trúc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ứng dụng, thiết bị kỹ thuật số hiện đại.

    Nên sử dụng DRAM không?

    Tốc độ của DRAM

    Đánh giá tốc độ của DRAM là một yếu tố quan trọng khi xác định hiệu suất tổng thể của một hệ thống máy tính hoặc thiết bị điện tử. Tốc độ DRAM có ảnh hưởng đến khả năng xử lý dữ liệu, thời gian đáp ứng của máy tính. Khi đánh giá tốc độ của DRAM, bạn cần xem xét những yếu tố cụ thể.

    Tốc độ MHz

    Tốc độ DRAM được đo bằng đơn vị MHz (Megahertz). Con số này cho biết có bao nhiêu chu kỳ truy cập dữ liệu xảy ra trong mỗi giây. Số MHz càng cao, DRAM càng có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn. Ví dụ, DRAM 3200 MHz có thể xử lý 3200 lần mỗi giây.

    Độ trễ (CAS Latency-CL)

    Độ trễ là thời gian mà DRAM cần để thực hiện một yêu cầu đọc hoặc ghi dữ liệu sau khi nhận được lệnh từ bộ xử lý. Số CL thấp hơn đồng nghĩa với độ trễ thấp hơn và hiệu suất cao hơn. Chẳng hạn, DRAM có CL thấp hơn có thể xử lý yêu cầu nhanh hơn so với DRAM có CL cao hơn, dù có cùng tốc độ MHz.

    Băng thông (Bandwidth)

    Băng thông của DRAM đo lường khả năng truyền dữ liệu trong một khoảng thời gian cụ thể. Yếu tố này phản ánh tổng lượng dữ liệu có thể được truyền qua một chu kì đồng hồ. DRAM với tốc độ MHz cao thường có băng thông lớn hơn, điều này có lợi cho các tác vị đòi hỏi truyền tải dữ liệu lớn. 

    Thời gian nạp lại (Refresh Rate)

    Thời gian mà DRAM cần để làm mới dữ liệu là một yếu tố quan trọng khác. Nếu thời gian này quá lớn, DRAM có thể trở nên chậm chạp và ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể. 

    Tương thích hệ thống

    Tốc độ của DRAM cần phải tương thích với hệ thống máy tính hoặc thiết bị sử dụng. Nếu quá nhanh so với bộ xử lý hoặc bo mạch chủ, DRAM có thể không được sử dụng tối đa.

    Transcend JM3200HLE-32GK | DDR4-3200 U-DIMM (JetRam Dual Channel Kit) :  Amazon.ae

    Vì sao nên sử dụng DRAM

    Tốc độ truy cập nhanh

    DRAM cho phép máy tính truy cập dữ liệu một các nhanh chóng và hiệu quả. Khả năng truy cập dữ liệu ngẫy nhiên giúp cải thiện thời gian đáp ứng của hệ thống, làm cho các ứng dụng chạy mượt mà và đáp ứng nhanh chóng. 

    Khả năng làm việc đa nhiệm 

    DRAM cho phép máy tính duy trì và quản lý nhiều tác vụ cùng một lúc . Điều này làm cho máy tính có khả năng đáp ứng tốt khi bạn chạy nhiều ứng dụng và công việc đồng thời. 

    Dễ dàng mở rộng

    DRAM có thể dễ dàng được mở rộng bằng cách thêm nhiều thanh DRAM khác nhau hoặc nâng cấp lên các thế hệ DRAM mới hơn để cải thiện hiệu suất hệ thống. 

    Tiết kiệm năng lượng 

    Các thế hệ DRAM mới hơn ví dụ DDR4 và DDR5, đã được thiết kế để tiết kiệm năng lượng hơn so với các thế hệ trước. Thiết kế này giúp giảm tiêu thụ năng lượng và làm mát máy tính hiệu quả hơn. 

    Tương thích và linh hoạt 

    DRAM tương thích với nhiều loại hệ thống, từ thiết bị, từ máy tính cá nhân đến máy chủ và thiết bị di động. Điều này giúp cho việc nâng cấp hoặc thay đổi các thành phần trong hệ thống trở nên dễ dàng hơn. 

    Khả năng làm việc trong thời gian dài

    DRAM có khả năng làm việc liên tục trong thời gian dài mà không gặp vấn đề về hiệu suất. Tính năng này phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu ổn định, liên tục như máy chủ và máy tính trạm.

    Giúp tối ưu hoá hiệu suất tổng thể

    DRAM đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống máy tính, làm cho máy tính hoạt động mượt mà, nhanh chóng và đáng tin cậy hơn. 

    Transcend 16Go JM DDR5 5600 SO-DIMM 1Rx8 : Amazon.ca: Electronics

    Những điểm hạn chế của DRAM

    Dữ liệu tạm thời

    DRAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và mất dữ liệu khi máy tính hoặc khởi động lại. Vì vậy, người dùng phải sử dụng của dữ liệu thường trực như ổ cứng hoặc SSD.

    Cần làm mới định kỳ 

    DRAM cần phải được làm mới định kỳ để duy trì dữ liệu. Việc này có thể gây tiêu tốn tài nguyên và có thể tạo ra độ trễ trong quá trình làm việc 

    Giới hạn dung lượng

    DRAM có giới hạn dung lượng so với lưu trữ dữ liệu thường trực như ổ cứng. Do đó, không thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên DRAM. 

    Chi phí đắt đỏ

    DRAM có giá trị tương đối cao so với lưu trữ dữ liệu thường trực, làm tăng chi phí xây dựng và nâng cấp hệ thống máy tính. 

    Không phù hợp cho dữ liệu lâu dài

    Do mất dữ liệu khi mất điện hoặc tắt máy tính, DRAM không phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu quan trọng trong thời gian dài.

    TRANSCEND JM1600KLH-4G JetRam 4GB Memory Module PC3-12800 1600MHz DDR3  SDRAM CL11 U-DIMM - ( 4 GB: Amazon.de: Computer & Accessories

    Một số loại DRAM bán chạy nhất 

    1. DDR3-1600 R-DIMM (JetMemory)

    Link sản phẩm:  DDR3-1600 R-DIMM (JetMemory)
    Transcend JetMemory 32 GB DDR3-1600 ECC Registered DIMM 4Rx4 TS32GJMA334P  (Mac Compatible) 32 DDR3 1600 (PC3 12800) DDR3 1600 TS32GJMA334P :  Amazon.ca: Electronics

    Thông số kĩ thuật 

    • Loại RAM: DDR3

    • Loại DIMM: R-DIMM

    • Tần số: 1600

    • Độ trễ CAS: CL11

    • Dung lượng: 32 GB, 128 GB

    • Rank: 4Rx4

    • DRAM: 2Gx4

    • Voltage: 1.5V

    • PCB Height: 1.18 inches

    • Pin: 240 pin

    2. DDR3-1600 U-DIMM (JetRam)

    Link sản phẩm:  DDR3-1600 U-DIMM (JetRam)

     

    TRANSCEND JM1600KLH-4G JetRam 4GB Memory Module PC3-12800 1600MHz DDR3  SDRAM CL11 U-DIMM - ( 4 GB: Amazon.de: Computer & Accessories

    3. DDR4-3200 U-DIMM (JetRam)

    Link sản phẩm: DDR4-3200 U-DIMM (JetRam)
     
    Transcend JM3200HLE-32GK | DDR4-3200 U-DIMM (JetRam Dual Channel Kit) :  Amazon.ae

    4.  DDR5-5600 SO-DIMM (JetRam)

    Link sản phẩm:  DDR5-5600 SO-DIMM (JetRam)
    Transcend 16Go JM DDR5 5600 SO-DIMM 1Rx8 : Amazon.ca: Electronics