• Tiếng Việt
  • English
  • Cấu tạo và chức năng USB liệu bạn đã biết?

    USB là thiết bị không thể thiếu khi sử dụng máy tính. Vậy bạn đã biết USB là gì? Cấu tạo và chức năng ra sao chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết qua những thông tin của bài viết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về định nghĩa USB là gì? Cấu tạo và các chức năng thường thấy của ổ USB.

    I. USB là gì

    Ổ USB Flash, thường được gọi là USB, là một thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash (một dạng IC – vi mạch nhớ hỗ trợ tháo lắp nhanh), tích hợp với giao tiếp USB (Universal Serial Bus). USB có kích thước nhỏ nhẹ và cho phép người dùng tự do ghi lại dữ liệu. Dung lượng của các USB trên thị trường hiện nay có thể lên tới 2TB và còn có thể tăng nữa trong tương lai.

    USB hay ổ USB, USB flash drive là thiết bị lưu trữ dữ liện phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay, với các đặc điểm nổi bật gồm gọn nhẹ, dung lượng lớn và đa chức năng. 

    Hikvision Intelligent M200 USB 3.0 Flash Drive 128GB Metal-HS-USB-M200(STD)/ 128G/U3 – e-Retail.com

    II. Cấu tạo của USB

    Một ổ Flast USB thường bao gồm các bộ phận sau

    1. Bản mạch in nhỏ

    Chứa các linh kiện điện tử cùng một (hoặc nhiều) chip nhớ flash hàn trực tiếp lên mạch in.

    2. Đầu cắm kết nối với các cổng USB

    Các đầu cắm kết nối thường sử dụng chuẩn A cho phép chúng kết nối trực tiếp với các khe cắm USB trên máy tính.

    USB Là Gì? Những Công Dụng Cần Biết Về Các Loại USB | TIKI

    3. Vỏ bảo vệ bên ngoài USB

    Toàn bộ mạch in, chip nhớ flast nằm trong một vỏ bảo vệ kim loại hoặc nhựa giúp nó đủ chắc chắn. Chỉ có đầu USB là nằm ngoài vỏ bảo vệ, vỏ bảo vệ này thường có nắp để đậy lại hoặc có nút gạt cho phép đầu kết nối có thể trượt vào bên trong vỏ và chìa ra ngoài khi cần thiết, Vỏ bảo vệ thường thiết kế đa dạng, hiện đại hơn nhằm giúp thu hút người dùng, một số loại có khả năng chống nước, chống sốc. 

    4. Lẫy gạt chống ghi

    Một số ổ USB flash có thiết kế lẫy gạt để chống ghi dữ liệu, không cho phép hệ điều hành ghi hoặc sửa đổi dữ liệu vào ổ.

    USB Hikvision M210P 32Gb USB3.2 giá rẻ | trả góp 0%

    5. Đèn báo hoạt động 

    Đa phần các ổ USB flash có một đèn báo nhỏ để hiển thị chế độ làm việc của nó (đèn này là một điốt LED nhỏ gắn trên bo mạch của ổ, có màu khác nhau tuỳ hãng). Cách đèn báo hiệu hoạt động cũng không được thống nhất giữa các hãng sản xuất: có loại khi USB sáng đèn là trạng thái đang đọc hoặc ghi và ngược lại tắt đèn là nghỉ, có loại sáng đèn là nghỉ và tắt đèn là đọc/ghi và sẽ nhấp nháy liên tục trong suốt quá trình đó. Người sử dụng nên tự quan sát USB của mình vài lần để biết được quy luật hoạt động của đèn báo và tránh tháo thiết bị khi chúng đang làm việc.

    III. Chức năng của USB

    Mặc dù chính năng chính là để lưu trữ dữ liệu và chuyển dữ liệu qua lại giữa các thiết bị, USB vẫn được sử dụng với các công dụng sau:

    1. Mở/Khoá máy tính

    Bạn có muốn khóa và mở khóa máy tính của mình bằng một khóa vật lý. Với công cụ Predator miễn phí, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này.

    Predator biến USB thành thiết bị kiểm soát truy cập, chìa khóa cho máy tính của bạn. Khi không sử dụng máy tính, tháo USB và máy tính của bạn sẽ được khóa. Khi muốn sử dụng chỉ cần cắm vào và máy tính sẽ được mở khóa.

    Giống như sử dụng chức năng Lock trong Windows, nhưng bạn không phải nhập mật khẩu khi muốn sử dụng lại. Khi rút USB, các cửa sổ đang mở sẽ thu nhỏ lại và màn hình của bạn sẽ tối đen, khi cắm lại màn hình của bạn sẽ bật lại.

    Khi rút USB, các cửa sổ đang mở sẽ thu nhỏ lại và màn hình của bạn sẽ tối đen, khi cắm lại màn hình của bạn sẽ bật lại.

    2. Tăng bộ nhớ RAM máy tính của bạn chỉ với một USB

    Biến USB thành RAM ảo để tăng thêm bộ nhớ ảo cho máy tính là một trong những biện pháp giúp máy tính của bạn thoát khỏi tình trạng chạy chậm, thường xuyên bị đơ và treo do hết dung lượng RAM.

    3. Tạo USB cứu hộ dữ liệu

    Với một USB cứu hộ dữ liệu, bạn sẽ không phải lo lắng khi hệ điều hành máy tính bị hỏng hóc, gặp sự cố phần cứng, hay nhiễm phần mềm độc hại. Khi rơi vào trường hợp trên bạn chỉ cần cắm usb vào để bắt đầu khôi phục.

    4. Cài window đơn giản chỉ với một chiếc USB

    Với Windows 10, bạn có thể tạo trình cài đặt USB có khả năng boot bằng công cụ chuyên dụng. Trường hợp có vấn đề với hệ điều hành, công cụ này có thể được sử dụng để khôi phục hoặc thậm chí cài đặt lại Windows cho bạn thật dễ dàng.

    Các phiên bản của hệ điều hành dựa trên Linux cũng đều có thể được cài đặt từ USB. Trong một môi trường sống động, hệ điều hành Linux cho người dùng cảm giác chạy trực tiếp từ USB trước khi cài đặt trên máy, ngoài ra bạn có thể tạo trình cài đặt USB cho cả hệ điều hành macOS.

    5. Cải thện hiệu suất window

    Nếu ổ cúng máy tính của bạn chậm chạp, Readyboost có thể giúp tăng tốc mọi thứ. Khi kích hoạt ReadyBoost cho một ổ đĩa, nó hoạt động như một bộ nhớ đệm của ổ cứng, lưu các tập tin được sử dụng thường xuyên. Nếu đọc nhanh hơn từ USB thay vì ổ cứng của bạn, Windows sẽ đọc bộ nhớ đệm ổ flash thay thế.

    Bạn sẽ không thấy tăng hiệu suất nếu sử dụng ổ 7200+ RPM. Trong trường hợp đang sử dụng ổ cứng trạng thái rắn, hệ điều hành Windows sẽ không cho phép bạn sử dụng ReadyBoost vì bộ nhớ đệm chậm hơn SSD.

     4. Reset mật khẩu trên máy tính

    Không thể nhớ ra mật khẩu đăng nhập đăng nhập máy tính Windows, bạn có thể sử dụng USB để Reset mật khẩu. Các bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn tạo USB Reset mật khẩu dành cho tài khoản Local trên Windows 7 và 10.

    7. Lưu trữ tài liệu quan trọng 

    Nếu thường xuyên đi du lịch, sẽ rất tiện ích khi bạn lưu bản sao điện tử của các giấy tờ quan trọng như thị thực, xác nhận đặt phòng, thậm chí hộ chiếu vào chiếc USB nhỏ gọn và mang theo mình để đề phòng trường hợp bị mất, cần khai báo với cơ quan chức năng.

    9. Sửa chữa máy tính

    Đa số các máy tính được sản xuất trong những năm gần đây đều cho phép khởi động từ ổ USB flash, tức là sau khi cắm USB vào máy và khởi động, người dùng có thể thao tác, sửa chữa hệ điều hành hoặc các phần mềm bị lỗi trên máy tính. Thậm chí một số loại USB còn cho phép lưu và cập nhật BIOS, vốn trước đây chỉ có thể thao tác được qua đĩa mềm.

    10. Quản trị hệ thống

    Các sử dụng này rất phổ biến với những người quản trị mạng và hệ thống. Bằng cách lưu lại một bộ thiết lập từ máy tính đầu tiên vào USB, sau đó chỉ cần cắm USB đó vào các máy tính, bộ thiết lập sẽ được sao chép và áp dụng ngay cho máy tính mới và không cần người dùng phải tự tay thiết lập lại. Việc này sẽ đảm bảo tất cả các máy tính có cùng một bộ thiết lập y hệt nhau mà không có nhầm lẫn hoặc sai sót nào.

    11. Chìa khóa điện tử

    Với một số hệ thống máy tính yêu cầu bảo mật cao, USB có thể đóng vai trò như một chiếc chìa khóa điện tử để khởi động hệ thống hoặc một phần mềm trên máy. Một số hãng viết phần mềm cũng sử dụng USB được thiết kế riêng để kích hoạt mỗi khi cần sử dụng phần mềm, nhằm tránh sự sao chép và sử dụng trái phép các phần mềm đó.

    Link sản phẩm USB

    Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cổng USB và tác dụng của chúng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.